Khi bị viêm họng có được uống nước lạnh và ăn kem không - Cẩm nang ăn uống - Bí kíp ẩm thực

TIN HOT

Post Top Ad

Khám phá và du lịch

Post Top Ad

Thông tin mới nhất

Thursday, May 30, 2019

Khi bị viêm họng có được uống nước lạnh và ăn kem không

Quan niệm "đau họng không được uống nước lạnh và ăn kem" đã có từ rất lâu. Nhưng sự thật là nó có đúng hay không?

Chẳng rõ từ khi nào, quan niệm "bị lạnh gây viêm họng" đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta. Uống nước đá thì thích đấy, nhưng ai cũng canh cánh nỗi lo họng sưng lên sau đó. Ăn quá nhiều kem cũng vậy, vừa sợ đau bụng, vừa sợ cái cổ họng hành hạ.



Giả như viêm họng chỉ là cái họng nó sưng lên thì cũng chẳng sao, nhỉ? Khổ nỗi tai-mũi-họng lại thông với nhau. Họng viêm thì tai cũng ù, mũi chảy nước, trán sốt, cơ thể mệt mỏi, chẳng làm được gì. Thế nên, trẻ con đừng có hòng đụng vào kem, vào nước lạnh, vì chẳng may ốm thì lại khổ bố mẹ thôi.

Nhưng có thật là nước lạnh, kem đá có thể gây viêm họng không? Câu trả lời không hề giống như bạn đang nghĩ đâu.

Hãy hiểu đúng bản chất của những cơn viêm họng


Có lẽ với những người vẫn luôn tin vào mối liên hệ giữa lạnh và viêm họng, đây sẽ là một tin hơi sốc. Vì sự thật là 2 yếu tố ấy chẳng có chút liên hệ nào với nhau đâu.

"Trong một bài phỏng vấn vào năm 2009, giáo sư chuyên khoa tai mũi họng người Mỹ - Janet Wilson cho biết, 90 - 95% các cơn viêm họng là do virus gây nên, và 5% còn lại là vì vi khuẩn."

Và bạn có thể nhiễm số virus và vi khuẩn ấy qua không khí hoặc từ người khác - ho, hắt hơi, đụng chạm thân thể... Nếu lọt được vào họng với mật độ đủ lớn, chúng có thể gây ra các triệu chứng của cảm lạnh.

Ngắn gọn hơn, việc bạn ăn mặc lạnh, uống nước lạnh, ăn kem lạnh... đều chẳng liên quan đến chuyện bạn bị viêm họng. 

Nếu trong kem, trong nước uống ấy có chứa khuẩn và virus thì lại ra một chuyện khác - đó cũng là lý do nhiều người khẳng định việc uống bia lạnh ngoài tiệm gây viêm họng. Chẳng qua là vì đá lạnh và cốc không được vệ sinh cho lắm thôi.

Vậy tại sao thời tiết lạnh, người ta dễ đổ bệnh hơn? 


Thực chất, trời lạnh còn là thời điểm vi khuẩn và virus khó phát triển hơn. Nhưng vấn đề là con người cũng không thể phát triển tốt khi trời lạnh. 

Chúng ta dành nhiều thời gian ở trong nhà, tập trung đông hơn, tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Virus và vi khuẩn vì thế cũng dễ dàng xâm nhập, và bạn nhanh bị ốm hơn thôi.

Vậy khi viêm họng mà ăn kem, uống nước lạnh thì sao?

Về bản chất, cơn viêm nào cũng giống nhau - gồm các triệu chứng sưng đỏ, nóng và đau. Nguyên do là vì máu đổ dồn đến khu vực ấy, khiến nó nóng lên, mạch máu nở ra, và làm ta đau đớn.



Khi bị sưng tấy tại các vùng khác trên cơ thể, người ta thường dùng nước đá để chườm. Đó là vì đá lạnh làm mạch máu co lại, khiến chỗ sưng bớt đau hơn. 

Vậy cớ sao khi họng sưng, ta không làm như vậy? Và biết gì không, rất nhiều bác sĩ trên thế giới từ lâu đã khuyên rằng nên uống nước lạnh, thậm chí là ăn kem khi viêm họng.


Theo James Steckelberg - giáo sư trường Y khoa Mayo tại Rochester (Minnesota, Mỹ), nước và kem lạnh có thể làm tê vùng sưng trong cổ họng, giúp cơ thể được thoải mái hơn dù chỉ là tạm thời. 

Ngoài ra, kem còn là nguồn bổ sung năng lượng rất tốt, giúp cơ thể có sức mà sản sinh thêm đề kháng tự nhiên.

Nhưng không phải lúc nào cũng nên áp dụng


Dĩ nhiên, không phải vì vậy mà ta có thể lạm dụng kem khi viêm họng. Nên nhớ, hiệu quả của kem hay nước lạnh chỉ là tạm thời thôi. Trong kem lại có đường, dễ khiến cơ thể mất nước khi ăn quá nhiều, mà việc quan trọng nhất khi viêm họng lại là bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể và nghỉ ngơi điều độ.


Một số loại kem có thể chứa thành phần gây kích ứng - như các loại hạt, đậu phộng, hạnh nhân... Ăn chúng có thể khiến cổ họng ngứa ngáy, muốn ho khạc nhiều hơn.

Hơn nữa, bạn cũng cần phải đảm bảo rằng kem và nước lạnh bạn uống là sạch. Nếu sử dụng kem và đá từ các cơ sở kém chất lượng, tình hình có thể tệ hơn đấy, vì bạn đã bổ sung thêm dân số vào trong cái họng vốn đã quá chật chội vì vi khuẩn ấy rồi.

"Và cuối cùng, dù hầu hết các ca viêm họng là do virus, nhưng một số vẫn do vi khuẩn gây ra. Chúng khiến cổ họng sưng viêm, cơ thể sốt, nổi mẩn, amidan sưng đỏ, gây chóng mặt và buồn nôn... "

Với các trường hợp như vậy thì cần phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh tự uống thuốc hoặc tự chữa bệnh theo dân gian. 

No comments:

Post a Comment

Post Top Ad

Du lịch trải nghiệm